Wednesday, March 20, 2013

CHIA SE MUA XUAN

Ngày 06/01/2013
Nhân dịp chuẩn bị đón tết Quý tỵ và cũng để chia sẻ với các bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm điều dưỡng bệnh tâm thần Thủ đức, một số giáo viên (thuộc nhiều trường) đã cùng bắt tay tổ chức chuyến công tác viếng thăm, tặng quà xuân đến các bênh nhân tâm thần của trung tâm.
Do kinh phí "tự góp" eo hẹp nên đoàn chỉ thăm hai trại, (1 nam và 1 nữ) theo sự chỉ định của các y bác sĩ của trung tâm.


Gặp gỡ Ban giám đốc trung tâm
Phân chia quà cho bệnh nhân
 Tặng quà cho bệnh nhân trại nữ

  
 Tặng quà cho bệnh nhân nam
  

    
                                                                                                       Đúc kết công tác

SÔNG XOÀI - LONG AN

Ngày 09/12/2012

Chuyến đi lần này gói gọn trong ngày, do khoảng cách từ Sài gòn đến Giáo xứ Sông Xoài thuộc tỉnh Long an khỏang 60 km, và cũng  do không phải "vượt sông vượt núi" như những lần trước.

Chuyến công tác khám chữa bệnh lần này chỉ gồm 300 bệnh nhân, và đoàn khám chữa bệnh gồm 6 bác sĩ bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện ung bướu… và 12 anh chị dược sỹ, dược tá.

Lần này, ngoài các anh chị thiện nguyện phục vụ đoàn cũng có thêm sự cộng tác của 02 bạn trẻ thuộc giáo xứ Tân Phú, tham gia với công việc cắt tóc cho bà con.

Buổi khám chữa bệnh kéo dài từ 8g00 đến 14g00 thì hoàn tất, với chủ trương của đoàn là chưa khám xong chưa nghỉ tay.

Bữa cơm trưa đơn sơ, đạm bạc vào lúc xế chiều do Hội đồng mục vụ giáo xứ Sông xoài chiêu đãi theo chỉ thị từ xa của linh mục chính xứ, đang điều trị chấn thương do tai nạn giao thông trước ngày đoàn đến khám chữa bệnh 03 ngày.

Đoàn rời Sông Xoài, trực chỉ bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành phố HCM để chào thăm cha chính xứ. Cầu chúc cha mau bình phục để trở về với giáo dân và về với công tác mục vụ.

BẮC HẢI - CẦN THƠ

Ngày 28/10/2012
Đến với Bắc Hải, một họ đạo vùng quê, xa xôi, hẻo lánh, cũng là thí điểm truyền giáo của hạt Đại Hải, giáo phận Cần Thơ. Cư dân ở đây là một thành phần tổng hợp từ nhiều nơi đi di dân kinh tế về vùng đất này sau ngày 30.4.1975. Đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn rất thấp và bấp bênh, cơm gạo phải chạy lo từng ngày, từng bữa mà vẫn chưa đủ no. Nhà ở thì làm bằng tranh vách lá, sơ sài và rách nát. Có cái đã xiêu vẹo và ẩm thấp với những điều kiện vệ sinh rất tồi tệ và dơ bẩn. Nhiều mái nhà hay nói đúng hơn là nhiều mái chòi vì nó quá thấp bé, phải khom người xuống mới chui vào lọt. Cuộc sống của họ còn cơ cực và khốn khổ hơn vì thiếu nguồn nước sạch để tiêu dùng. Các con sông và kinh rạch đầy những thứ rác rưởi bẩn thỉu, do các con vật chết mà người dân bỏ xuống sông, do các đàn vịt thả nuôi dập dìu trên dòng nước, do các nguồn nước bẩn của các chuồng heo chảy xuống, do các thứ nước thuốc xịt sâu, xịt cỏ trên các cánh đồng ruộng chảy về khiến cho người dân vì nghèo phải xử dụng nguồn nước sông nên thường mắc nhiều chứng bệnh như kiết lỵ, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu, ghẻ lở … (trích "Một linh hồn lang thang" của Lm. Jos. Nguyễn Minh Văn, quản xứ)
Đoàn Y bác sĩ và những con người thiện nguyện đã đến khám chữa bệnh, tặng quà cho gần 500 bệnh nhân. Con số  lúc đầu chỉ  dự  tính cho 300 bệnh nhân nhưng sau đó con số đã tăng vọt.
Đoàn đã đến đầu kênh lúc 05g00 sáng và phải chờ đến 07g00 cho con nước rút xuống mới đi vào địa điểm khám chữa bệnh.thực hiện chuyến công tác. (phương tiện di chuyển bằng ghe và phải chui qua những cây cầu quá thấp)
Chương trình khám chữa bệnh bắt đầu thực hiện lúc 08g00 và kết thúc lúc 14g00 để kịp trở ra quốc lộ khi con nước rút xuống.
Các sơ Fransiscain cùng tham gia khám chữa bệnh
Chị Liên, trưởng đoàn, đang triển khai thuốc điều trị
Bà con đã ngồi chờ từ  sáng sớm
Tổ tặng quà đang phân chia thành từng gói nhỏ




Một thiện nguyện viên đang làm công tác giữ trẻ cho mẹ bé khám bệnh.
Bà con đang  được hướng dẫn vào thăm khám bệnh
Xoa dịu cơn đau do phải chờ đợi bằng massage diện chẩn.

BẢY NGÀN THÁNG TƯ

Ngày 21/04/2012:

Đến với giáo xứ Bảy Ngàn, thuộc ấp 3 Châu hòa, huyện Châu Thành, thành phố Cần thơ một giáo xứ thuộc vùng sâu vùng xa, số giáo dân vỏn vẹn 1500 người kể cả trẻ già lớn bé trên tổng số 8.000 dân.

Bảy Ngàn trước đây là đồn điển của một người Pháp, ông đã những con mương lớn cách nhau khoảng 1 km để dùng nước giã phèn. Các vùng giữa các con mương tuần tự có tên gọi Một Ngàn, Hai Ngàn, …Bảy Ngàn và cuối cùng là Mười Bốn Ngàn.

Chuyến đi ngắn, khởi hành lúc 5g00 và đến điểm khám lúc 8g00. Đây là một điểm khám chữa bệnh do một một tu sĩ dòng Phanxicô giới thiệu.

Đoàn gồm 5 bác sĩ, 12 dược sĩ, dược tá, và một số các em trong ca đoàn của họ đạo Mạc Tin - Tân phú.(ca đoàn do T. Kiên thành lập năm 1978)